Đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế là lựa chọn phổ biến giúp nhà đầu tư mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Hình thức này mang lại nhiều lợi thế, từ hưởng ưu đãi đầu tư đến xây dựng nền tảng phát triển bền vững. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình đầu tư thuận lợi, doanh nghiệp cần nắm rõ điều kiện, thủ tục và quy định pháp luật liên quan.
I Điều kiện để thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
– Các nhà đầu tư trong nước phải tuân thủ quy định của pháp luật khi thành lập tổ chức kinh tế, và cũng phải tuân thủ các quy định tương ứng cho từng loại hình tổ chức kinh tế.
– Những nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường, như quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư năm 2020.
– Trước khi bắt đầu thành lập tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và hoàn thành các thủ tục cấp và điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Điều này không áp dụng cho việc thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, tuân thủ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
– Từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập có thể thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
II Thủ tục thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1.Đối tượng thực hiện thủ tục đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế
– Đối với nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 thực hiện theo trình tự dưới đây.
– Đối với nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 chỉ cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế
Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế thực hiện thủ tục như sau:
a)Trường hợp 1: Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với Dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
Bước 1: Thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư.
Xác định thẩm quyền giải quyết: Căn cứ Điều 30, 31, 32 – Luật Đầu tư 2020 để xác định quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hay UBND cấp tỉnh.
1.Hồ sơ:
- Nếu thuộc thẩm quyền của Quốc hội, xem Hồ sơ tại khoản 1 Điều 34 Luật Đầu tư 2020.
- Nếu thuộc thẩm quyền của Thủ tướng chính phủ, xem hồ sơ tại khoản 1 Điều 35 Luật Đầu tư 2020.
- Nếu thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, xem hồ sơ tại khoản 1 Điều 36 Luật Đầu tư 2020
2.Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan đăng ký đầu tư.
Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Xác định thẩm quyền giải quyết: Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư.
1. Hồ sơ: Văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
2.Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ:Cơ quan đăng ký đầu tư.
3.Thời hạn giải quyết:Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
b) Trường hợp 2: Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với Dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với trường hợp này, chủ đầu tư chỉ cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Xác định thẩm quyền giải quyết: Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư.
1. Hồ sơ, bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao CMND/hộ chiếu của nhà đầu tư là cá nhân; bản sao GCN thành lập của nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Bản sao thỏa thuận thuê địa điểm;
- Bản sao tài liệu về năng lực tài chính của nhà đầu tư.
- Một số giấy tờ khác tùy theo đặc điểm dự án của từng doanh nghiệp nhất định (Theo khoản 1,2 Điều 33 Luật Đầu tư 2020).
2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư.
3.Thời hạn giải quyết:Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
3.Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
a) Về hồ sơ:
1.Tên tổ chức kinh tế;
2. Loại hình tổ chức kinh tế;
3. Vốn điều lệ;
4. Tỷ lệ góp vốn điều lệ của từng nhà đầu tư;
5. Hộ chiếu, Địa chỉ thường trú,Chỗ ở hiện tại, Điện thoại, Email của nhà đầu tư (Cá nhân) và Đăng ký kinh doanh; Điện thoại; Email; Hộ chiếu,Địa chỉ thường trú,Chỗ ở hiện tại của đại diện pháp luật của nhà đầu tư (Pháp nhân);
6.Tên dự án;
7.Địa điểm thực hiện dự án;
8. Mục tiêu dự án;
9. Quy mô dự án;
10. Tổng vốn đầu tư;
11.Thời hạn hoạt động của dự án;
12.Dự kiến doanh thu, chi phí;
13. Quy trình sản xuất/ kinh doanh;
14.Danh sách máy móc thiết bị.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
b) Về trình tự:
- Nộp hồ sơ tại Bộ phận giao dịch một cửa, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Thời gian giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Hồ sơ phải kèm theo Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp.
c) Thẩm quyền:
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo trình tự trên về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế; không xem xét lại nội dung đã được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
III Dịch vụ đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế tại Công ty Luật Vietlink
Công ty Luật Vietlink là đơn vị tư vấn pháp lý hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về luật đầu tư, chúng tôi đã hỗ trợ thành công hàng trăm nhà đầu tư trong và ngoài nước thiết lập doanh nghiệp, công ty liên doanh, chi nhánh và văn phòng đại diện một cách nhanh chóng, hợp pháp.
Vietlink cam kết cung cấp giải pháp toàn diện từ tư vấn chiến lược, chuẩn bị hồ sơ, thực hiện thủ tục pháp lý đến hỗ trợ vận hành sau thành lập, giúp nhà đầu tư tối ưu thời gian và chi phí. Với sự chuyên nghiệp, tận tâm và uy tín, Vietlink luôn là đối tác đáng tin cậy trong hành trình mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
Nếu các bạn có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn:




