Hợp đồng tín dụng là gì? Đặc điểm của nó

Vietlinklaw > Tin tức  > Hợp đồng tín dụng là gì? Đặc điểm của nó

Hợp đồng tín dụng là gì? Đặc điểm của nó

Hợp đồng tín dụng là gì

Hợp đồng tín dụng là một trong những loại hợp đồng thường gặp nhất hiện nay. Với những ai làm trong ngân hàng hoặc thường xuyên vay vốn sẽ chẳng còn xa lạ gì với nó nữa. Tuy phổ biến như thế nhưng đa phần chúng ta đều chưa thật sự hiểu rõ thuật ngữ này. Vậy hợp đồng tín dụng là gì? Đặc điểm của nó như thế nào? Hãy cùng Vietlink Law tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

I. Khái niệm hợp đồng tín dụng là gì?

Hợp đồng tín dụng là một loại hợp đồng cho vay tài sản được quy định tại Bộ luật Dân sự 2005. Đây là loại hợp đồng sử dụng trong trường hợp bên cho vay có liên quan đến tổ chức tín dụng chẳng hạn như là ngân hàng.

Như vậy, hợp đồng tín dụng chính là thỏa thuận bằng văn bản giữa bên cho vay là tổ chức tín dụng và các cá nhân, tổ chức gọi là bên vay. Văn bản này sẽ là căn cứ pháp lý thể hiện quyền và nghĩa vụ của hai bên theo quy định pháp luật.

Theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận sẽ ứng trước một số tiền để cho khách hàng sử dụng trong một thời hạn nhất định nào đó, với điều kiện là phải có hoàn trả cả gốc lẫn lãi, dựa trên sự tín nhiệm của đôi bên.

Hợp đồng tín dụng là gì 1

Bên cho vay có thể là ngân hàng

II. Các đặc điểm của hợp đồng tín dụng

Dựa trên điều 17 của Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-NHNN băn hành 2014 quy định về việc ban hành các quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng như sau:

“Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng cần có nội dung về điều kiện vay, mục đích của việc sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay,  hình thức đảm bảo, giá trị tài sản đảm bảo, phương thức trả nợ, và những cam kết khác được các bên thỏa thuận.”

Trên cơ sở này thì hợp đồng tín dụng có các đặc điểm sau:

  • Chủ thể: Bên cho vay cần phải là tổ chức tín dụng, tuân theo và có đủ, đạt điều kiện của pháp luật.Phía bên vay chính là cá nhân, tổ chức hay hộ gia đình đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của pháp luật.
  • Hình thức: Hợp đồng tín dụng ngân hàng được lập thành văn bản. Thường thì những hợp đồng tín dụng ngân hàng là theo mẫu. Các mẫu hợp đồng tín dụng có thể được công chứng hay chứng thực tùy vào trao đổi hay thỏa thuận giữa các bên.
  • Đối tượng: Đối tượng của hợp đồng tín dụng là những khoản vốn được thực hiện dưới hình thức tiền tệ.
Hợp đồng tín dụng là gì 2

Hợp đồng tín dụng

III. Các nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng là gì?

Nắm rõ được các nội dung cơ bản của đồng tín dụng là gì các bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc sử dụng nó cũng như phát hiện được những điều còn thiếu sót khi ký kết hợp đồng. Một hợp đồng tín dụng theo đúng quy định của pháp luật sẽ có những nội dung sau:

– Điều khoản về điều kiện vay vốn: Khi thỏa thuận điều khoản này, các bên cần ghi rõ trong hợp đồng tín dụng những tiêu chuẩn cụ thể mà bên vay phải thoả mãn.

– Điều khoản về đối tượng hợp đồng: Trong điều khoản này, các bên phải thoả thuận về số tiền vay, lãi suất cho vay, tổng số tiền phải trả khi hợp đồng tín dụng đáo hạn.

– Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay: Trong hợp đồng tín dụng phải ghi rõ ngày, tháng, năm giao tiền, hoặc phải trả tiền sau bao lâu kể từ ngày ký hợp đồng…

– Điều khoản về phương thức thanh toán tiền vay: Các bên phải thỏa thuận rõ phương thức thanh toán như hoàn trả dần hàng tháng hay là trả toàn bộ một lần khi hợp đồng vay đáo hạn.

– Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay: Trong hợp đồng cần ghi rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì

– Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

– Điều khoản về phương thức cho vay, lãi suất cho vay, trả nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn, hiệu lực họp đồng, một số nội dung về quyền và nghĩa vụ của cả hai bên…

IV. Các loại hợp đồng tín dụng

sau khi hiểu hợp đồng tín dụng là gì chắc hẳn các bạn cũng tò mò nó có bao nhiêu loại phải không nào? Dựa trên các tiêu chí về thời hạn, mục đích phương thức cho vay… hợp động tín dụng được chi thành các loại sau:

Theo thời hạn sử dụng có 3 loại gồm:

  • Hợp đồng cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm): đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và vốn lưu động.
  • Hợp đồng cho vay trung và dài hạn (trên 1 năm): để đáp ứng nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định, mua sắm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng

Theo mục đích sử dụng vốn có 2 loại gồm: cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng

Theo tích chất có bảo đảm của khoản vay có 2 loại gồm: cho vay có bảo đảm tài sản và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

Theo phương thức cho vay có 8 loại gồm:

  • Cho vay từng lần
  • Cho vay theo hạn mức tín dụng
  • Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
  • Cho vay theo dự án đầu tư
  • Cho vay hợp vốn
  • Cho vay trả góp
  • Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
  • Cho vay theo hạn mức thấu chi
Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

V. Một số nguyên tắc cần chú ý đối với hợp đồng tín dụng là gì?

Dưới đây là một số nguyên tắc cần chú ý khi thực hiện theo hợp đồng tín dụng của những tổ chức tín dụng.

  • Phòng tránh rủi ro, đảm bảo an toàn: Trong hoạt động liên quan đến ngân hàng thì tính rủi ro cao, do đó cần phải có các biện pháp phòng tránh rủi ro để đảm bảo an toàn.
  • Nguyên tắc sử dụng vốn: Sử dụng vốn theo đúng mục đích quy định trong hợp đồng sẽ giúp bên cho vay tránh được hoặc hạn chế được những rủi ro trong thời hạn cho vay.
  • Nếu bên vay vi phạm hợp đồng thì bên phía cho vay có quyền hủy hợp đồng. Bên vay thể theo sự điều chỉnh của pháp luật trong trường hợp vi phạm.
  • Hoàn trả tín dụng đúng thời gian: Bên vay bắt buộc phải thực hiện đúng nguyên tắc này. Một số trường hợp bên vay có thể gia hạn thêm nhưng cần trao đổi và sự đồng ý của bên cho vay.

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin liên quan đến thắc mắc hợp đồng tín dụng là gì? Nếu mọi người cần hỗ trợ thêm nhiều thông chi tiết khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Phòng 203 Tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, Ba Đình, TP Hà Nội

SĐT: (+84) 243769 0339/(+84) 914 929 086

Phòng 602, Lầu 6, 60 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1, HCM

SĐT: (+84) 862 762 950/(+84) 905 093 562

Related Posts