Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Vietlinklaw > Tư vấn pháp luật  > Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Quyền nuôi con sau khi ly hôn là một trong những dạng tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Nếu bạn không nắm rõ những quy định đối với quyền này. Có thể bạn sẽ chịu thiệt thòi và đánh mất đi quyền và nghĩa vụ của mình đối với con cái. Hãy cùng Vietlink tìm hiểu những nội dụng chính mà bạn nên biết đối với quyền nuôi con sau ly hôn nhé!

1. Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận của hai vợ chồng để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Theo đó, sau khi ly hôn, hai bên có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu không thỏa thuận được, có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.  Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện tốt nhất cho con để chỉ định người được quyền nuôi con.

1.1. Quy dình về quyền nuôi con sau khi ly hôn

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được mẹ nuôi dưỡng

Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được mẹ nuôi dưỡng

1.2. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình như sau:

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

1.4. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (điều 83 Luật hôn nhân và gia đình):

– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

1.5. Các trường hợp bị hạn chế quyền chăm nom con sau khi ly hôn

Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các trường hợp sau đây sẽ bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom con:

-. Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng; sức khỏe; nhân phẩm;danh dự của con với lỗi cố ý

Bị kết án về một số tội danh sẽ bị hạn chế quyền chăm non con

Bị kết án về một số tội danh sẽ bị hạn chế quyền chăm non con

– Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

– Phá tài sản của con;

– Có lối sống đồi trụy;

– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Không chỉ được quyền thăm con mà người không trực tiếp nuôi nấng con cái phải có nghĩa vụ cấp dưỡng để san sẻ một phần gánh nặng về tiền bạc đối với người nuôi con.

Mức cấp dưỡng cho con sẽ được thỏa thuận dựa vào thu nhập thực tế, khả năng tài chính hay nhu cầu chi tiêu của người con.

Theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Việc thay đổi mức cấp dưỡng khi có lý do chính đáng sẽ được các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Chỉ khi không thể thỏa thuận được, Tòa án mới áp dụng mức cấp dưỡng cho các bên. Thông thường, Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

Mức cấp dưỡng nuôi con khoản 15-30% thu nhập của cha/mẹ

Mức cấp dưỡng nuôi con khoản 15-30% thu nhập của cha/mẹ

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng; hàng quý; nửa năm; hàng năm; một lần. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế. Đồng thời người đó không có khả năng cấp dưỡng. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

3. Kết

Trên đây là những quy định mới nhất của pháp luật về quyền nuôi con sau khi ly hôn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Nếu cần tư vấn thêm, quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số điện thoại: 024.3769.0339. Hoặc hotline: 0914.929.086, Email: Hanoi@vietlinklaw.com. Hay bạn có thể hiên hệ tới Công ty Luật Vietlinktheo địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View; D10 Giảng Võ; phường Giảng Võ; quận Ba Đình; Hà Nội.

Related Posts