Thủ tục giải thể công ty mới nhất 2021

Vietlinklaw > Tư vấn pháp luật  > Thủ tục giải thể công ty mới nhất 2021

Thủ tục giải thể công ty mới nhất 2021

Thủ tục giải thể công ty

Thủ tục giải thể công ty là một bước quan trọng để doanh nghiệp thực hiện việc rút lui khỏi thị trường cũng như kết thúc vòng đời của mình. Điều này không chỉ giải quyết những vấn đề cuối cùng trong nội bộ công ty. Mà đó còn là mối quan hệ giữa các bạn hàng, đối tác và cơ quan quản lý nhà nước. Hoạt động giải thể được xem là hoàn thành chỉ khi công ty đã xử lý xong các mối quan hệ với các chủ thể nói trên. Bài viết dưới đây sẽ mang đến bạn những thủ tục giải thể công ty mới nhất. Được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và đang có hiệu lực thi hành.

I. Giải thể công ty là gì?

Giải thể công ty được hiểu là hành động chấm dứt các tư cách pháp nhân, quyền và nghĩa vụ liên quan đến công ty

Giải thể công ty được hiểu là hành động chấm dứt các tư cách pháp nhân, quyền và nghĩa vụ liên quan đến công ty

Giải thể công ty hay doanh nghiệp được hiểu là việc chấm dứt các tư cách pháp nhân, quyền và nghĩa vụ liên quan đến công ty. Khi doanh nghiệp đứng trước những khó khăn không thể nào tháo gỡ. Thì đây là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi cho công ty, người lao động và các bên liên quan. 

Theo đó, chủ doanh nghiệp phải tiến hành và thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân. Cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan với các cơ quan đăng ký doanh nghiệp và Nhà nước.

II. Các trường hợp giải thể công ty

1. Giải thể tự nguyện

Đây là quyết định tự nguyện của chủ sở hữu doanh nghiệp với rất nhiều lý do khác nhau. Không phù hợp với mục đích kinh doanh đã đề ra ban đầu. Hoặc vấn đề kinh doanh gặp thua lỗ kéo dài, lợi nhuận thấp. Hay mâu thuẫn nội bộ cũng là lý do khiến công ty quyết định giải thể.

Vấn đề kinh doanh gặp thua lỗ kéo dài, lợi nhuận thấp cũng là nguyên nhân khiến công ty quyết định giải thể

Vấn đề kinh doanh gặp thua lỗ kéo dài, lợi nhuận thấp cũng là nguyên nhân khiến công ty quyết định giải thể

Những lý do đó khiến họ hoàn toàn có quyền quyết định giải thể công ty theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của chủ sở hữu công ty, hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. 

Trong trường hợp “Điều lệ công ty” có quy định về thời gian hoạt động. Thì khi kết thúc thời hạn được ghi trong “Điều lệ công ty”, nếu như các thành viên không đồng ý và không muốn gia hạn hoạt động thì công ty phải tiến hành giải thể. 

Việc quy định thời hạn hoạt động của doanh nghiệp tùy thuộc vào cổ đông sáng lập, sự thỏa thuận của các thành viên. Hoặc do sự cấp phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

2. Giải thể bắt buộc

Khi công ty không có đủ số lượng thành viên tối thiểu để tiếp tục tồn tại. Công ty bắt buộc phải kết nạp thêm thành viên. Nếu như trong vòng 6 tháng liên tục mà công ty vẫn không tiến hành kết nạp thành viên cho đủ số lượng. Hoặc chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác cho phù hợp thì công ty phải tiến hành những thủ tục giải thể công ty.

Trong trường hợp công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí Doanh nghiệp. Trừ trường hợp Luật Quản Lý Thuế có những quy định khác. 

III. Điều kiện để giải thể công ty

Công ty chỉ được giải thể công ty khi đảm bảo trả hết các khoản nợ; những nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp trọng tài hoặc tòa án. 

Công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và những người quản lý liên quan cùng liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp. 

IV. Hướng dẫn thủ tục giải thể công ty

1. Hồ sơ giải thể công ty

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 210 của Bộ Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định về hồ sơ giải thể doanh nghiệp phải bao gồm những giấy tờ sau:

  • Thông báo về quyết định giải thể doanh nghiệp
  • Bảng báo cáo và thanh lý tài sản doanh nghiệp
  • Danh sách những chủ nợ, số nợ đã thanh toán. Bao gồm thanh toán hết các khoản nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có). Hoặc các khoản nợ Thuế. 

2. Trình tự và thủ tục giải thể công ty

2.1. Thủ tục giải thể công ty khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 1:

Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo về tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể công ty trên với Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời đưa quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hoặc sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực.

Thông báo phải kèm theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận, giấy đăng ký doanh nghiệp. Hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực.

Bước 2:

Công ty phải tiến thành triệu tập họp để quyết định giải thể. Thời hạn là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi.

Bản sao quyết định thu hồi, Nghị quyết, quyết định giải thể phải được gửi đến Cơ quan Thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, người lao động. Và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty.

Trong trường hợp Pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng ít nhất là trên 01 tờ báo in hoặc báo điện tử trong 03 số liên tiếp.

Bước 3:

Các khoản nợ phải được thành toán theo thứ tự sau:

  1. a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT, BHTN và quyền lợi của người lao động. 
  2. b) Nợ thuế;
  3. c) Các khoản nợ khác.
Bước 4:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thời hạn là 05 ngày kể từ ngày trả hết các khoản nợ. 

Bước 5:

Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày thông báo đang làm thủ tục giải thể. Hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, mà không nhận được phản đối bằng văn bản của bên liên quan. Thì Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.

2.2. Thủ tục giải thể công ty trong trường hợp còn lại

Bước 1:

Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

b) Lý do giải thể;

c) Thời hạn, thanh toán các khoản nợ và thủ tục thanh lý hợp đồng;

d) Cách xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp. 

Bước 2:

Chủ doanh nghiệp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp. Trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Bước 3:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động. 

Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty.

Bước 4:

Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng thủ tục giải thể công ty trên Cổng thông tin quốc gia sau khi nhận được nghị quyết, quyết định giải thể. Kèm theo thông báo phải đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).

Bước 5:

Các khoản nợ được thanh toán theo thứ tự sau: 

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc; BHXH, BHYT, BHTN và các quyền lợi khác của người lao động.

b) Nợ thuế;

c) Các khoản nợ khác.

Bước 6:

Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể và các khoản nợ. Phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, cổ đông, các thành viên, hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần cổ phần, vốn góp.

Bước 7:

Người đại diện của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày. Kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ.

Bước 8:

Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, nghị quyết giải thể mà không nhận được phản hồi nào từ doanh nghiệp. Hoặc phản đối của các bên có liên quan bằng văn bản; trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. 

V. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý

Trên đây là những thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp mới nhất. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào. Hãy liên hệ ngay với VIETLINK LAW để được hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất nhé. Với đội ngũ luật sư giỏi, chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm chắc chắn mang lại cho bạn sự hài lòng tuyệt đối.

Thông tin và địa chỉ liên lạc với Vietlink

Công ty Luật VIETLINK

Địa chỉ: 

▪ Trụ sở chính tại Hà Nội: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, Quận Ba Đình, Hà Nội.

▪ Chi nhánh TP. HCM: Lầu 6, P602, 60 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1, TP. HCM

▪ Hotline: 0914.929.086

▪ Email: hanoi@vietlinklaw.com

▪ Website: vietlinklaw.com

Related Posts