Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm không do nhà trường tổ chức thực hiện (theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT). Dạy thêm, học thêm được quy định tại Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT. Những điểm đáng chú ý về quy định đối với việc dạy thêm, học thêm như sau:

1. Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm

Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm được quy định tại Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, gồm có:

– Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống

– Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

– Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

=>> Câu Hỏi Thường Gặp liên quan đến Thông Tư số 29/2024/TT-BGDĐT

2. Điều kiện thành lập cơ sở dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

Các điều kiện để tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (gọi chung là cơ sở dạy thêm) được quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, cụ thể:

+ Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;

+ Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về: Các môn học được tổ chức dạy thêm; Thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; Địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; Danh sách người dạy thêm; Mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này);

– Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

– Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).

dạy thêm

3. Đăng ký kinh doanh đối với cơ sở dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

Cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn một trong các loại hình kinh doanh để đăng ký dạy thêm (hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần).

Tùy theo từng loại hình kinh doanh mà cá nhân, tổ chức muốn thành lập sẽ có thủ tục thực hiện đăng ký khác nhau. Thông thường, giáo viên kinh doanh dạy thêm với quy mô nhỏ sẽ phù hợp với loại hình hộ kinh doanh.

=>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Luật Vietlink

4. Những câu hỏi thường gặp đối với việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

4.1. Dạy thêm online có cần đăng ký kinh doanh?

Một trong những yêu cầu về đối với tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh được quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT là phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Và trừ các quy định về đối tượng không phải đăng ký kinh doanh tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP và khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thì cá nhân, tổ chức có hoạt động thương mại thường xuyên, liên tục đều bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.

Do đó, việc dạy thêm online có thu tiền của học sinh và diễn ra thường xuyên, liên tục cần được thực hiện đăng ký kinh doanh.

4.2. Có được dạy tiền tiểu học?

Kể từ ngày 14/2/2025 khi Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực, không được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học (bao gồm cả tiền tiểu học) kể cả trong nhà trường, lẫn ngoài nhà trường trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm, trong đó bao gồm “Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống”.

      Về việc dạy tiền học, trước đây tại Chỉ thị 2325/CT-BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương tình lớp 1. Cụ thể:

Đối với các sở giáo dục và đào tạo:

– Chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, các trường tiểu học, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn phối hợp đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền để cha mẹ học sinh và xã hội nhận thức đúng đắn về tác hại của việc dạy học trước chương trình lớp 1, không cho trẻ học trước chương trình lớp 1;

Nghiêm cấm giáo viên tổ chức hoặc tham gia dạy học trước chương trình lớp 1.

– Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ; không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ…

Đối với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thanh tra Bộ chủ trì tổ chức thanh tra và hướng dẫn, chỉ đạo thanh tra giáo dục các cấp tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm dạy trước chương trình lớp 1.

Như vậy, việc dạy và học tiền tiểu học theo quy định là không được khuyến khích và trái với các quy định pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, việc dạy và học chương trình tiền tiểu học vẫn diễn ra tương đối phổ biến.

hoc them

4.3. Người không có bằng sư phạm có được đăng ký kinh doanh dạy thêm?

Hiện nay, mã ngành nghề để dạy thêm, học thêm là các dịch vụ dạy kèm (gia sư) theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam là nhóm giáo dục khác chưa được phân vào đâu (mã ngành 8559) hiện không thuộc danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư. Và theo Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có quy định người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm và không yêu cầu người đó có bằng sư phạm hay không.

Riêng với mô hình kinh doanh trung tâm ngoại ngữ, tin học, Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT có yêu cầu giám đốc trung tâm phải đáp ứng các điều kiện về bằng cấp nhưng không bắt buộc phải có bằng sư phạm:

– Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (đối với giám đốc trung tâm ngoại ngữ).

– Tốt nghiệp đại học tin học hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông (đối với giám đốc trung tâm tin học).

Như vậy theo quy định hiện hành, người không có bằng sư phạm có thể đăng ký kinh doanh dạy thêm.

Nếu Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn liên quan đến vấn đề dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline 0355687686. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

================

CÔNG TY LUẬT TNHH VIETLINK

📌 Trụ sở: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội

📌 Chi nhánh tại TP.HCM: 602, Lầu 6, tòa nhà số 60 đường Nguyễn Văn Thủ, phường Đakao, quận 1, TP HCM

📞 Tổng đài tư vấn trực tiếp 24/7: 0355687686/0914929086

📩 Email: hanoi@vietlinklaw.com

🌐 Website: https://vietlinklaw.vn/

LinkedIn:  https://www.linkedin.com/company/vietlink-law-firm

Instagram:  vietlink.lawfirm

Facebook: Công ty Luật Vietlink