Các trường hợp Hợp đồng vô hiệu trên thực tế xảy ra rất nhiều, vì thế khi giao kết hợp đồng mỗi cá nhân cần phải đặc biệt chú ý. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về xác lập, phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ. Khi xác lập nên một hợp đồng thì các bên luôn mong muốn rằng hợp đồng đó được thực hiện và có hiệu lực trên thực tế. Nhằm giúp khách hàng có một cái nhìn đúng nhất và tránh các trường hợp vô hiệu của hợp đồng, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!
1. Các trường hợp Hợp đồng vô hiệu
Tùy thuộc vào tính trái pháp luật mà hợp đồng có thể vô hiệu tuyệt đối hoặc tương đối. Việc quyết định sẽ tùy thuộc vào tính chất trái pháp luật của hợp đồng đó. Hợp đồng sẽ bị vô hiệu ngay lập tức nếu xâm phạm đến những lợi ích công. Đối với lợi ích tư, hợp đồng có thể bị tuyên bố là vô hiệu nếu như:
- Có đơn yêu cầu khởi kiện của một trong các bên tham gia giao kết hợp đồng hoặc của những người có quyền và các lợi ích có liên quan.
- Có quyết định của Tòa.
1.1. Các trường hợp hợp đồng vô hiệu tuyệt đối
Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối được hiểu là những Hợp đồng bị xem là hiển nhiên vô hiệu do việc xác lập Hợp đồng là trái với các quy định của pháp luật, hay xâm phạm đến lợi ích của nhà nước hoặc các lợi ích công cộng.
Cụ thể, các hợp đồng thuộc một trong những trường hợp sau thì bị coi là vô hiệu tuyệt đối:
- Hợp đồng bị vô hiệu hóa do giả tạo;
- Hợp đồng có các nội dung hay mục đích vi phạm đến những điều cấm của pháp luật đã quy định;
- Hợp đồng có nội dung, mục đích trái với các đạo đức xã hội;
- Hợp đồng không đúng với hình thức do pháp luật quy định và đã được Tòa án cho thời hạn để thực hiện đúng quy định về hình thức này, tuy nhiên khi hết thời hạn đó mà các bên vẫn chưa thực hiện; hoặc trong trường hợp pháp luật đã có những quy định về Hợp đồng vi phạm hình thức nhưng các bên chưa thực hiện Hợp đồng và các bên có tranh chấp thì Hợp đồng đó bị xem là vô hiệu.
Một khi hợp đồng đã bị vô hiệu tuyệt đối thì không thể giải quyết được các yêu cầu của các bên. Mọi trường hợp đều sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật và không được hòa giải, cũng như không có quyền công nhận giá trị pháp lý của loại hợp đồng trong quá trình thụ lý và giải quyết tranh chấp về Hợp đồng, cũng như những nội dung pháp lý khác có liên quan đến Hợp đồng.
Thời hiệu kiện yêu cầu phía Tòa án tuyên bố Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là không hạn chế và có thể khởi kiện bất cứ từ khi nào kể từ lúc mà hợp đồng đã được xác lập.
1.2. Hợp đồng vô hiệu tương đối
Các trường hợp hợp đồng vô hiệu phải kể đến loại hợp đồng vô hiệu tương đối. Đây là những hợp đồng đã được xác lập, nhưng có thể bị tòa án tuyên bố là vô hiệu dựa trên yêu cầu của những người có các quyền và lợi ích liên quan.
Trong đó, sự vô hiệu tương đối ở chỗ giao dịch dân sự đó “có thể vô hiệu” hoặc “không đương nhiên bị xem là vô hiệu”. Vì nó chỉ xâm hại trực tiếp đến quyền là lợi ích hợp pháp của từng cá nhân từng bên chủ thể tham gia. Chính vì thế, hợp đồng nếu như không có sự xem xét của Tòa Án thì vẫn được xem là có hiệu lực.
Nếu như muốn hủy loại hợp đồng này thì các bên phải tiến hành yêu cầu tòa án giải quyết dựa theo thủ tục chứ Hợp đồng không đương nhiên bị xem là vô hiệu.
Một số trường hợp dẫn đến giao dịch dân sự bị vô hiệu tương đối:
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không có khả năng, năng lực hành vi tương ứng với đòi hỏi của pháp luật đối với loại giao dịch đó;
- Giao dịch dân sự vô hiệu do có sự đe dọa;
- Giao dịch dân sự vô hiệu do có sự lừa dối;
- Giao dịch dân sự vô hiệu do có sự nhầm lẫn;
- Giao dịch dân sự vô hiệu do một người xác lập trong tình trạng không thể nhận thức hay không điều khiển được hành vi của mình.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng là vô hiệu tương đối là 01 năm kể từ ngày hợp đồng đó được xác lập ra.
1.3. Hợp đồng vô hiệu từng phần
Các trường hợp hợp đồng vô hiệu trong đó có loại hợp đồng vô hiệu từng phần. Đây là loại hợp đồng được xác lập mà có một phần nội dung của nó không có giá trị pháp lý nhưng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của những phần khác của loại hợp đồng đó. Ngoài phần bị vô hiệu không được áp dụng, thì những phần còn lại vẫn có giá trị hiện hành, nên các bên vẫn phải tiếp tục thi hành trong phạm vi phần Hợp đồng vẫn còn hiệu lực đó.
Căn cứ vào những điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng, Hợp đồng vô hiệu từng phần sẽ có thể được chia thành những trường hợp sau:
- Hợp đồng vô hiệu do người tham gia là cá nhân không có năng lực hành vi dân sự;
- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm các điều cấm, hoặc đạo đức xã hội;
- Hợp đồng vô hiệu do trong đó không có sự tự nguyện của chủ thể;
- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm các hình thức, nếu như pháp luật có quy định về hình thức của Hợp đồng là điều kiện bắt buộc.
1.4. Hợp đồng vô hiệu toàn bộ
Một trong các trường hợp hợp đồng vô hiệu trong đó có hợp đồng vô hiệu toàn bộ. Đây là hợp đồng có toàn bộ nội dung vô hiệu, hoặc chỉ một phần nội dung bị vô hiệu nhưng phần đó lại có ảnh hưởng đến hiệu lực của toàn bộ hợp đồng.
Căn cứ làm cho Hợp đồng vô hiệu toàn bộ có thể xuất phát từ các vi phạm nội dung trong Hợp đồng, hoặc đó cũng có thể xuất phát từ những căn cứ khác như: mục đích, năng lực giao kết Hợp đồng, Hợp đồng giả tạo,…
Tuy nhiên, vẫn có một số các trường hợp Hợp đồng vô hiệu toàn bộ nhưng đối với một số điều khoản vẫn được các bên thỏa thuận ghi trong Hợp đồng có vai trò độc lập với Hợp đồng đó. Khi đó, Hợp đồng vô hiệu toàn bộ các điều khoản đó cũng có thể được công nhận là có hiệu lực nếu như đủ các điều kiện luật định mà không lệ thuộc vào hiệu lực của toàn bộ Hợp đồng.
1.5. Hợp đồng vô hiệu do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện
Hợp đồng vô hiệu do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện được xác lập bởi người đại diện hợp pháp, nhưng do người đại diện đó đã xác lập Hợp đồng trên thực tế vượt quá phạm vi đại diện. Người trực tiếp tham gia trong Hợp đồng tuy có tư cách và quyền đại diện hợp pháp nhưng nội dung Hợp đồng do họ xác lập có một phần mức độ, giá trị, phạm vi vượt quá giới hạn được ghi trong Hợp đồng ủy quyền hoặc được quy định trong loại đại diện tương ứng.
Hợp đồng được xác lập vượt quá phạm vi đại diện thì các phần vượt quá phạm vi đại diện đó được xem là vô hiệu, ngoại trừ trường hợp người được đại diện biết nhưng không có sự phản đối.
1.6. Hợp đồng vô hiệu do người giao kết không có quyền đại diện
Hợp đồng vô hiệu do người trực tiếp giao kết không có tư cách đại diện hoặc mặc dù có tư cách đại diện nhưng đã giao kết và thực hiện Hợp đồng không thuộc công việc mà họ được phép đại diện.
Người đại diện đưa ra các tuyên bố ý chí trái với ý chí của người được đại diện, làm các việc không thuộc đối tượng của quan hệ đại diện cũng xem là không có tư cách đại diện và dẫn đến Hợp đồng sẽ bị vô hiệu.
2. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Hậu quả pháp lý của các giao dịch dân sự vô hiệu đã được quy đinh tại Điều 131 của Bộ luật dân sự 2015 như sau:
- Giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
- Khi giao dịch dân sự bị xem là vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.
Trong trường hợp nếu như không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả lại.
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải tiến hành bồi thường.
- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến các quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Hãy liên hệ ngay cho công ty luật Vietlink Law để được tư vấn kịp thời:
================
CÔNG TY LUẬT VIETLINK
Trụ sở: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội
Chi nhánh tại TP.HCM: 602, Lầu 6, tòa nhà số 60 đường Nguyễn Văn Thủ, phường Đakao, quận 1, TP HCM
Hotline/zalo: 0914.929.086
Email: hanoi@vietlinklaw.com
Website: vietlinklaw.com