Giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại nước ta ngày càng được coi trọng hơn. Nhất là khi vấn đề vi phạm bản quyền đã khiến các nhân, tổ chức phải gặp nhiều thách thức. Vậy làm thế nào để giả quyết và ai sẽ là người giải quyết? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

1. Người có quyền khởi kiện tranh chấp về quyền tác giả

Ở Việt Nam hiện nay, thực trạng xâm phạm quyền tác giả xảy ra khá phổ biến, hầu hết ở các lĩnh vực như nhiếp ảnh; báo chí; biểu diễn; âm nhạc; điện ảnh; phần mềm máy tính,…

Giải quyết tranh chấp quyền tác giả 1
Ảnh minh họa

Những người sau đây có quyền khởi kiện tranh chấp về quyền tác giả:

– Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;

– Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;

– Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả;

– Người được thừa kế của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;

– Người có quyền liên quan đến quyền tác giả, bao gồm: người biểu diễn; tổ chức sản xuất băng âm thanh băng hình; tổ chức phát sóng;

– Người có quyền sử dụng hợp pháp tác phẩm thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm;

– Tổ chức, cá nhân được các chủ thể trên uỷ quyền theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: quyền khởi kiện để bảo hộ quyền tác giả phát sinh khi cá nhân sáng tạo ra tác phẩm. Đồng thời phải thể hiện sự sáng tạo đó dưới một hình thức vật chất nhất định. Trong trường hợp một người có ý tưởng sáng tạo tác phẩm văn học; nghệ thuật; khoa học, nhưng chưa thể hiện ý tưởng này dưới bất kỳ hình thức nào. Thì người đó không thể khởi kiện yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền của mình.

2. Các tranh chấp về quyền tác giả

  • Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học; nghệ thuật; khoa học; tác phẩm phái sinh.
  • Tranh chấp giữa các đồng tác giả về phân chia quyền đồng tác giả
  • Tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức về chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm.
  • Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với tác giả về tiền nhuận bút; tiền thù lao cho tác giả sáng tạo tác phẩm trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng.
  • Tranh chấp về thực hiện quyền nhân thân hoặc quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Tranh chấp về quyền tác giả đối với chương trình máy tính sưu tập dữ liệu giữa người cung cấp tài chính và các điều kiện vật chất có tính chất quyết định cho việc xây dựng, phát triển chương trình máy tính; sưu tập dữ liệu với người thiết kế, xây dựng chương trình máy tính; sưu tập dữ liệu;
  • Tranh chấp về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu giữa người đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh; tác phẩm sân khấu với người tham gia sáng tạo và người sản xuất ra tác phẩm điện ảnh; tác phẩm sân khấu hoặc tranh chấp giữa họ với nhau về tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác.
Giải quyết tranh chấp quyền tác giả 2
Vụ tranh chấp quyền tác giả nổi tiếng của Việt Nam
  • Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với người sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, vì lý do việc sử dụng làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;
  • Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với người sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao vì lý do người sử dụng không trả tiền nhuận bút, thù lao hoặc làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả hoặc tranh chấp về hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả; Hợp đồng chuyển nhượng, sử dụng quyền tác giả
  • Tranh chấp phát sinh do hành vi xâm phạm quyền tác giả;
  • Tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền tài sản.
  • Tranh chấp khác về quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

2. Các tranh chấp về quyền liên quan

  • Tranh chấp giữa chủ đầu tư với người biểu diễn về quyển nhân thân và quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; tranh chấp giữa người biểu diễn vối người khai thác sử dụng các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn về tiền thù lao;
  • Tranh chấp giữa nhà sản xuất ban ghi âm ghi hình vởi người thực hiện các quyền của nhà sản xuất đó về quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất được phân phối đến công chúng;
  • Tranh chấp giữa tổ chức phát sóng với người sử dụng các quyền của tổ chức phát sóng về quyển lợi vật chất khi chương trình phát sóng của tổ chức đó được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng;
  • Tranh chấp giữa người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng với người sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao vì lý do việc sử dụng làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng;
  • Tranh chấp giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng với người sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao, vì lý do người sử dụng không phải trả tiền nhuận bút, thù lao hoặc làm ảnh hưỏng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng
Phim sử dụng bài hát của tác giả Đỗ Hiếu không xin phép
Phim sử dụng bài hát của tác giả Đỗ Hiếu không xin phép
  • Tranh chấp về quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng (tranh chấp ai là chủ sở hữu đối vổi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đó, v.v..);
  • Tranh chấp phát sinh do hành vi xậm phạm quyển liên quan;
  • Tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền liên quan;
  • Tranh chấp khác về quyền liên quan theo quy định của pháp luật.

4. Các phương pháp giải quyết tranh chấp quyền tác giả, quyền liên quan

  • Giải quyết tranh chấp quyền quyền tác giả , quyền liên quan bằng biện pháp hòa giải, thương lượng: Khi bị xâm phạm về quyền và lợi ích đối với quyền tac giả , quyền liên quan, bên bị xâm phạm có quyền yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt các hành vi vi phạm và bồi thường các thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
  • Giải quyết tranh chấp quyền tác giả, quyền liên quan bằng việc khởi kiện ra tòa án diễn ra khi hai bên không thể thương lượng hòa giải. Lúc này bên bị xâm phạm có quyền khởi kiện ra Tòa án theo luật tố tụng dân sự.

5. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền tác giả , quyền liên quan

  • Khi áp  dụng biện pháp dân sự, hình sự sẽ thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
  • Áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp.

Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự về quyền tác giả, quyền liên quan

Khoản 1 Mục III Phần A, Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03/4/2008 quy định:

• Quyền tác giả, quyền liên quan đã phát sinh theo các quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 của Luật sở hữu trí tuệ.

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền nộp đơn để được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định tại Điều 49 của Luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, đây không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan.

Khi có tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan mà đương sự khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, thì Toà án phải xem xét mà không phân biệt việc họ đã có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan hay chưa, họ đã nộp đơn hay chưa nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Giải quyết tranh cháo quyền tác giải tại Tòa Án
Giải quyết tranh cháo quyền tác giải tại Tòa Án

• Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan vẫn còn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chỉ được thực hiện quyền nhân thân và quyền tài sản của mình trong phạm vi và thời hạn quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 739 của Bộ luật dân sự năm 2005, tại Điều 27 và Điều 34 của Luật sở hữu trí tuệ và tại Điều 26 của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP.

Hết thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định nêu trên (trừ các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ), thì các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan không còn được Nhà nước và pháp luật bảo hộ; do đó, Toà án chỉ thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết nếu các quyền đó vẫn còn trong thời hạn bảo hộ, trừ trường hợp pháp luật không quy định thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả.

6. Thủ tục khởi kiện để giải quyết tranh chấp quyền tác giả

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp quyền tác giả

– Người khởi kiện chuẩn bị đơn khởi kiện, nội dung đơn khởi kiện phải có các nội dung quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự

– Tài liệu kèm theo đơn khởi kiện. Trong đó có các chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Theo quy định tại Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ thì: “Nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền và nghĩa vụ chứng minh theo quy định tại Điều 79 của BLTTDS và theo quy định tại Điều này”

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án

Bước 3: Tòa án xem xét, thụ lý giải quyết tranh chấp quyền tác giả

Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:

– Tiến hành thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

– Trường hợp không thuộc thẩm quyền của Tòa án thì phải chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện biết.

Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án được quy định như sau:

– 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng.

– Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).

Bước 4: Tòa án đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định xét xử vụ án, Tòa án phải mở phiên tòa. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

7. Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019.
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
  • Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại toà án nhân dân.
  • Bộ luật Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
  • Nghị định 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành hính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Quý khách hãy liên hệ ngay công ty luật Hà Nội Vietlink để được tư vấn:

================

Công ty Luật Vieltink

▪ Địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội

▪ Hotline: 0914.929.086

▪ Email: hanoi@vietlinklaw.com

▪ Website: vietlinklaw.com