Giấy phép lao động (work permit) là giấy tờ chứng minh người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam (trừ các trường hợp được miễn giấy phép lao động) và là điều kiện bắt buộc để xin cấp thẻ tạm trú. Vietlink xin trân trọng gửi đến Quý khách thông tin chi tiết về trình tự và thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành như sau:

Giấy phép lao động

>> Bài viết có liên quan DỊCH VỤ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

I. NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

– Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.

– Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.

– Thay đổi một trong các nội dung sau: họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

 

II. HỒ SƠ CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

HỒ SƠ NGƯỜI SỬ DỤNG CUNG CẤP HỒ SƠ NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI CUNG CẤP
1.   Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

2.   Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

 

1.  Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).

–    Trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn nhưng bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật.

–    Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.

2.  Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động còn giá trị theo quy định của pháp luật.

3.  02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

III. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

Theo Điều 14 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trong đó, thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

>> Có thể bạn quan tâm Dịch vụ cấp giấy phép lao động chỉ từ 3.000.000 đồng

IV. CƠ QUAN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở.

V. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Trên đây là toàn bộ thông tin về trình tự, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật thông tin này khi có thay đổi mới.

Vietlink hân hạnh cung cấp đến Quý khách hàng dịch vụ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm các công việc cụ thể như sau:

👉 Tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

👉 Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ.

👉 Đại diện thực hiện thủ tục tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nếu Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn và đại diện thực hiện xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline 0983 509 365. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả nhất.

==========================

CÔNG TY LUẬT TNHH VIETLINK

📌 Trụ sở: Phòng 203 Tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

📌 Chi nhánh tại TP.HCM: Phòng 602, Lầu 6, Tòa nhà số 60 Đường Nguyễn Văn Thủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

📞 Tổng đài tư vấn trực tiếp 24/7: 0983 509 365

📩 Email: hanoi@vietlinklaw.com

🌐 Website: https://vietlinklaw.vn/

LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/vietlink-law-firm

Instagram:  vietlink.lawfirm

Facebook: Công ty Luật Vietlink