Thủ tục hưởng chế độ hưu trí là những thông tin quan trọng mà tất cả người lao động nên nắm rõ. Chúng giúp bạn biết và hiểu rõ về chế độ hưu trí để đảm bảo quyền và lợi ích tối đa của người lao động. Vậy còn chần chờ gì nữa? Hãy cùng mình tìm hiểu kỹ vấn đề này nhé!

1.Căn cứ pháp lý

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014;

– Nghị định 46/2010/NĐ-CP.

2. Quy trình thực hiện thủ tục hưởng chế độ hưu trí đối với đơn vị đóng BHXH bằng hệ số

2.1.Thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu

Căn cứ theo Điều 9, Nghị định 46/2010 trước 06 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu, đơn vị phải ra thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu để công chức có thể biết và chuẩn bị người lao động thay thế, cụ thể như sau:

Điều 9. Xác định thời điểm nghỉ hưu

1. Thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 của tháng liền kề sau tháng công chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Trường hợp trong hồ sơ của công chức không ghi rõ ngày, tháng sinh trong năm thì thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm công chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

2. Thời điểm nghỉ hưu được lùi theo một trong các trường hợp sau:

a) Không quá 01 tháng đối với một trong các trường hợp: Thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán; công chức có vợ/chồng, bố, mẹ (vợ/chồng), con bị từ trần, bị Toà án tuyên bố mất tích; bản thân và gia đình công chức bị thiệt hại do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn;

b) Không quá 03 tháng đối với một trong các trường hợp: bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện;

c) Không quá 06 tháng đối với trường hợp đang điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có giấy xác nhận của bệnh viện.

Lùi thời điểm nghỉ hưu khi đang điều trị bệnh
Lùi thời điểm nghỉ hưu khi đang điều trị bệnh

3.  Công chức được lùi thời điểm nghỉ hưu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì chỉ được thực hiện theo quy định đối với một trường hợp có thời gian lùi thời điểm nghỉ hưu nhiều nhất.

4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức quyết định việc lùi thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp công chức không có nguyện vọng lùi thời điểm nghỉ hưu.” –

2.2. Đơn vị ra quyết định nghỉ hưu

Trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo Điều 9, Nghị định 46/2010 nêu trên thì đơn vị sử dụng lao động phải ra quyết định nghỉ hưu theo mẫu Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 46/2010.

2.3. Báo giảm người lao động và chốt sổ BHXH

Đơn vị sử dụng lao động sau khi đưa quyết định nghỉ hưu cho người lao động sẽ phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện:

• Báo giảm lao động

• Chốt sổ BHXH cho người lao động nghỉ hưu.

2.4. Làm hồ sơ hưởng bảo hiểm hưu trí

Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, đơn vị hoặc công chức, viên chức đang bảo lưu quá trình đóng nộp hồ sơ hưởng chế độ hưu trí cho cơ quan BHXH địa phương quản lý.

Như vậy, kể từ thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu thì công chức được nghỉ hưu sẽ được hưởng chế độ hưu trí theo quy định.

3. Thủ tục hưởng chế độ hưu trí với đơn vị đóng bảo hiểm xã hội bằng tiền lương

Căn cứ Luật Lao động, Luật BHXH 2014 quy định quy trình thực hiện thủ tục hưởng chế độ hưu trí đối với đơn vị đóng BHXH bằng tiền lương sẽ bao gồm các bước như trên nhưng thời điểm nghỉ hưu sẽ được quy định như sau:

– Thời gian thông báo theo quy định của đơn vị: Căn cứ theo quy định của đơn vị, đơn vị tự ra thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu của người lao động.

– Thời gian ra quyết định nghỉ hưu theo quy định của đơn vị: Theo quyết định của đơn vị, đơn vị tự ra quyết định nghỉ hưu cho người lao động.

Thông báo nghỉ hưu của cơ quan
Thông báo nghỉ hưu của cơ quan

– Kể từ thời điểm nghỉ hưu được ghi trong quyết định nghỉ hưu, người lao động được nghỉ hưu và hưởng chế độ BHXH theo quy định nếu đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

– Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động đối với người có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng BHXH được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận người lao động bị suy giảm khả năng lao động.