Thủ tục xin Giấy phép bưu chính
Thủ tục xin giấy phép bưu chính được pháp luật quy định như thế nào là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực này. Bởi chỉ khi được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động một cách hợp pháp. Vậy điều kiện, trình tự, hồ sơ và thủ tục xin giấy phép bưu chính như thế nào. Bài viết dưới đây của Vietlink Law sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé!
1. Điều kiện của thủ tục xin giấy phép bưu chính
* Căn cứ pháp lý
– Luật bưu chính 2010;
– Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 06 năm 2011 quy định chi tiết việc thi hàng một số nội dung của Luật Bưu Chính.
* Điều kiện tài chính:
a) Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi liên tỉnh, nội tỉnh thì doanh nghiệp phải có mức vốn ít nhất tối thiểu là 02 tỷ Việt Nam Đồng;
b) Trong trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế thì doanh nghiệp phải có mức vốn ít nhất tối thiểu là 05 tỷ Việt Nam Đồng.
– Mức vốn tối thiểu được quy định phải được thể hiện trong giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam của doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính.
2. Thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính
Sở Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền Cấp giấy phép bưu chính với trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi nội tỉnh;
– Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền Cấp giấy phép bưu chính cho những trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi liên tỉnh và quốc tế;
– Giấy phép bưu chính với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi liên tỉnh, quốc tế đồng thời phải có giá trị cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính được lập thành 03 bộ. Trong đó bản gôc là 01 bộ, bản sao là 02 bộ do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của bản sao.
4.1. Hồ sơ của thủ tục xin Giấy phép bưu chính
a) Giấy đề nghị cấp giấy phép bưu chính (theo mẫu tại Phụ lục I);
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính; hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về độ chính xác của bản sao;
c) Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có);
d) Phương án và kế hoạch kinh doanh;
đ) Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với luật bưu chính mà pháp luật đã quy định;
e) Nhãn hiệu, mẫu biểu trưng, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);
g) Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với luật bưu chính mà pháp luật đã quy định;
h) Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
i) Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp có phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết những khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với luật bưu chính đã được pháp luật quy định;
k) Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép;
l) Tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài quy định tại điểm k khoản 2 Điều này.
4.2. Nội dung của phương án kinh doanh
a) Thông tin về doanh nghiệp bao gồm: tên, địa chỉ, văn phòng đại diện, chi nhánh, số fax, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (e-mail) của trụ sở giao dịch, trang tin điện tử (website) của doanh nghiệp (nếu có) và các thông tin liên quan khác;
b) Địa bàn dự định sẽ cung ứng dịch vụ;
c) Hệ thống điều hành dịch vụ và các phương thức quản lý;
d) Quy trình cung ứng dịch vụ gồm quy trình chấp nhận, vận chuyển và phát;
đ) Phương thức cung ứng dịch vụ thì doanh nghiệp có thể tự tổ chức hoặc hợp tác cung ứng dịch vụ với những doanh nghiệp khác (trong trường hợp hợp tác với những doanh nghiệp khác, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép bưu chính phải trình bày về phạm vi hợp tác, công tác phối hợp trong việc bảo đảm an ninh,an toàn, giải quyết các khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ);
e) Những biện pháp bảo đảm an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính, cũng như an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính;
g) Phân tích về tính khả thi và lợi ích kinh tế – xã hội của phương án thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, sản lượng, chi phí và số lượng lao động, thu
4. Trình tự, thủ tục xin giấy phép bưu chính
– Doanh nghiệp, tổ chức xin cấp giấy phép bưu chính tiến hành nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính đã được quy định tại Điều 9 của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ.
Việc thông báo hoạt động bưu chính đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính được thực hiện chậm nhất là 07 ngày làm việc, bắt đầu tính từ ngày đầu tiên hoạt động bưu chính.
– Kể từ ngày nhận được hồ sơ đáp ứng quy định theo Điều 6, Điều 7 Nghị định 47/2011/NĐ-CP, thì việc cấp giấy phép bưu chính được thực hiện trong thời hạn sau đây:
+ Đối với việc thẩm tra và cấp giấy phép bưu chính là 30 ngày. Trong thời hạn là 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận được hồ sơ, thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính sẽ gửi giấy biên nhận hồ sơ đến địa chỉ thư điện tử (e-mail) của tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép bưu chính.
– Trong trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính chưa đáp ứng quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định 47/2011/NĐ-CP, thì trong thời hạn là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép bưu chính gửi thông báo lần 1 về những nội dung cần bổ sung, sửa đổi trong hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu.
– Trong trường hợp không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định hoặc có sự sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính sẽ gửi thông báo lần 2 trong thời hạn là 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo lần 1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, tính từ ngày thông báo, doanh nghiệp có trách nhiệm bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu.
– Trường hợp không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính ra thông báo từ chối cấp giấy phép bưu chính trong thời hạn là 07 ngày làm việc kể từ khi kết thúc thời hạn thông báo lần 2.
– Trong trường hợp doanh nghiệp có sự sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu thì việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ sẽ tiếp tục được thực hiện theo những quy trình quy định tại khoản 5 của Điều này.
– Đối với trường hợp từ chối cấp giấy phép bưu chính thì trong thời hạn quy định của khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính phải thông báo bằng văn bản và nêu lý do rõ ràng.
– Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính ra thông báo từ chối cấp doanh nghiệp, nhưng tổ chức muốn tiếp tục đề nghị cấp giấy phép bưu chính thì phải tiến hành nộp hồ sơ và thực hiện thủ tục đúng theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Nghị định 47/2011/NĐ-CP.
5. Sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính
– Trường hợp có sự thay đổi nội dung ghi trong giấy phép bưu chính đã được cấp phát, doanh nghiệp phải làm những thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính. Cơ quan cấp giấy phép bưu chính là cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính.
– Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính được lập thành 01 bộ là bản gốc và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính.
– Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính gồm:
a) Giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính (được quy định theo mẫu tại Phụ lục IV);
b) Tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính;
– Kể từ 10 ngày làm việc bắt đầu từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính có trách nhiệm sửa đổi, thẩm tra và bổ sung giấy phép bưu chính. Trường hợp không chấp thuận sửa đổi, bổ sung, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính phải có thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung.
– Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung phạm vi cung ứng dịch vụ bưu chính dẫn đến thay đổi thẩm quyền cấp thủ tục xin giấy phép bưu chính thì doanh nghiệp nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục như cấp giấy phép mới.
6. Cấp lại giấy phép bưu chính khi hết hạn
– Trước khi giấy phép bưu chính hết hạn tối thiểu 30 ngày, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có nhu cầu tiếp tục kinh doanh thì phải lập 01 bộ hồ sơ là bản gốc đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép.
– Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính khi hết hạn gồm:
a) Giấy đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính (theo quy định mẫu tại Phụ lục V);
b) Báo cáo tài chính trong vòng 02 năm gần nhất do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác của báo cáo;
d) Đưa ra phương án kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo, nếu như doanh nghiệp bị lỗ 02 năm liên tiếp;
đ) Các tài liệu quy định tại điểm đ, e, g, h, i khoản 2 Điều 6 Nghị định 47/2011/NĐ-CP, nếu có những thay đổi so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính lần gần nhất.
– Việc cấp lại giấy phép bưu chính khi hết hạn được thực hiện trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đáp ứng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
– Thủ tục cấp lại giấy phép bưu chính được thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 8 Nghị định 47/2011/NĐ-CP.
– Trường hợp doanh nghiệp có giấy phép bưu chính hết hạn hoặc không làm thủ tục cấp lại giấy phép bưu chính theo đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì doanh nghiệp có nhu cầu được cấp lại giấy phép bưu chính phải nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục như cấp giấy phép mới.
7. Cấp lại giấy phép bưu chính bị mất, hư hỏng không sử dụng được
– Trường hợp giấy phép bưu chính bị hư hỏng, mất hoặc không sử dụng được và doanh nghiệp, tổ chức muốn được cấp lại thì doanh nghiệp, thì tổ chức phải lập 01 bộ hồ sơ là bản gốc và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính.
– Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được gồm:
a) Giấy đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính (theo mẫu tại Phụ lục V);
b) Bản gốc giấy phép bưu chính còn thời hạn sử dụng, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính, đối với trường hợp bị hư hỏng không sử dụng được.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính cấp lại các văn bản này cho doanh nghiệp
– Giấy phép bưu chính được cấp lại là bản sao từ bản gốc được quản lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn:
================
CÔNG TY LUẬT VIETLINK
Trụ sở: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội
Chi nhánh tại TP.HCM: 602, Lầu 6, tòa nhà số 60 đường Nguyễn Văn Thủ, phường Đakao, quận 1, TP HCM
Hotline/zalo: 0914.929.086
Email: hanoi@vietlinklaw.com
Website: vietlinklaw.com