Cấp phiếu lý lịch tư pháp là thủ tục khá là đơn giản nhưng nhiều người vẫn chưa biết đến. Trong một số trường hợp như bổ nhiệm công chứng viên, luật sư, nhận con nuôi, xin giấy phép kinh doanh… đều yêu cầu bắt buộc phải có phiếu này. Vậy nó là gì? Thủ tục xin cấp nó ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết hôm nay của chúng mình.

1. Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (hiện nay do Sở Tư pháp) cấp. Phiếu này có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp gồm 2 loại:

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào phiếu này khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Phiếu lý lịch tư pháp
Phiếu lý lịch tư pháp

Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp

– Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp PLLTP các trường hợp sau:

+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

Sở Tư pháp thực hiện việc cấp PLLTP các trường hợp sau:

+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

2. Thành phần hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp

2.1. Hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp đối với công dân Việt Nam

– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (PLLTP) theo mẫu quy định.

– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu và bản sao sổ hộ khẩu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp PLLTP số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha; mẹ; vợ; chồng; con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp

2.2. Đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam

– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định.

– Bản sao hộ chiếu (kèm theo trang có visa còn thời hạn, hoặc thẻ tạm trú) và bản sao công chứng xác nhận tạm trú của người được cấp PLLTP

– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp PLlTP số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha; mẹ; vợ; chồng; con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Lưu ý: Cá nhân có thể ủy quyền yêu cầu cấp PLLTP số 1 (việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật và bản sao chứng minh nhân dân (kèm bản chính để đối chiếu) của người được ủy quyền. Trường hợp người yêu cầu cấp PLLTP  là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ nêu trên.

Cá nhân yêu cầu cấp PLLTP số 2 không được ủy quyền cho người khác.

Thời gian làm việc: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

3. Thời hạn của Phiếu lý lịch tư pháp

Hiện nay trong Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn không quy định cụ thể lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu.

Thời hạn này chỉ được đề cập trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan. Hoặc nó sẽ phụ thuộc vào quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh về tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó.

Quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí theo số điện thoại. 024.3769.0339, Hotline: 0914.929.086 hoặc hiên hệ tới Công ty Luật Vietlink theo địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.