Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Vietlinklaw > Tin tức  > Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là căn cứ để Tòa án tiếp nhập vụ án và xử lý những vấn đề về đất đai của bạn. Tuy nhiên để Tòa án tiếp nhận đơn và tiến hành xử lý vụ án thì phải đáp ứng được những điều kiện về cả hình thức lẫn nội dung theo quy định của Pháp luật. Nếu như bạn vẫn còn chưa biết mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai ra sao? Đơn kiện gồm những nội dung gì; thì hãy cùng theo dõi với bài viết dưới đây nhé!

1. Tranh chấp đất đai là gì?

Theo Khoản 24, Điều 3 của Bộ Luật đất đai năm 2013; tranh chấp đất đai được hiểu là sự tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất trong quan hệ đất đai. 

Khi các bên trong mối quan hệ đất đai đó có sự xung đột, mâu thuẫn với nhau về quyền và lợi ích mà không thể nào thỏa thuận hay thương lượng được thì sẽ xảy ra tranh chấp. 

Tranh chấp đất đai là một mâu thuẫn thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hằng ngày

Tranh chấp đất đai là một mâu thuẫn thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hằng ngày

Việc giải quyết những vấn đề về tranh chấp đất đai là một quá trình rất phức tạp. Đòi hỏi các bên tham gia và quá trình này đều phải có sự hiểu biết và nắm vững hệ thống các quy định của Pháp luật điều chỉnh; cũng như vận dụng một cách nhuần nhuyễn để giải quyết triệt để mâu thuẫn tranh chấp đất đai. 

Và những mâu thuẫn về tranh chấp đất đai chỉ được giải quyết khi tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện từ một trong hai bên. Và mẫu đơn kiện đó chỉ thực sự có ý nghĩa về pháp lý khi trình bày đúng nội dung và hình thức mà pháp luật quy định. 

2. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Trong bộ Luật Đất Đai hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể nào về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai. Đối với những tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng sẽ được áp dụng theo mẫu đơn khởi kiện số 23-DS; được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

Bạn có thể tham khảo nội dung của mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai dưới đây để biết về bố cục và nội dung khi có nhu cầu khởi kiện.

mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai của công ty luật Vietlink Law

3. Cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai đúng nhất

3.1. Phần kính gửi

Đây là phần ghi tên Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận đơn khởi kiện tranh chấp đất đai của bạn. Nếu tòa án là Tòa án Nhân dân cấp Huyện thì cần phải ghi rõ tòa án đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào. 

Trong trường hợp Tòa án là Tòa Án nhân dân cấp Tỉnh thì cần ghi rõ tòa án nhân dân tỉnh (thành phố nào). 

3.2. Phần thông tin người khởi kiện

Nếu người khởi kiện tranh chấp đất đai là cá nhân thì ghi rõ và đầy đủ họ tên, nơi cư trú và những thông tin liên quan. 

Đối với đối tượng khởi kiện là người chưa đủ tuổi vị thành niên; người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong vấn đề nhận thức và làm chủ hành vi; thì cần ghi thông tin của người đại diện hợp pháp của người đó.  

Trong trường hợp người khởi kiện tranh chấp đất đai là cơ quan, tổ chức thì ghi tên; địa chỉ trụ sở chính của tổ chức, cơ quan đó; ghi rõ họ và tên người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có nhu cầu khởi kiện đó. 

Nếu các bên muốn Tòa án liên hệ; hoặc gửi thông báo về tại một địa chỉ khác để thuận tiện cho việc tiếp nhận thì có thể ghi rõ địa chỉ trong đơn. 

3.3. Phần thông tin của người bị kiện

Nếu người bị kiện là cá nhân thì cần ghi rõ và đầy đủ họ và tên; địa chỉ nơi cư trú và những thông tin liên quan.

Nếu người bị kiện là tổ chức, cơ quan thì ghi tên; địa chỉ trụ sở chính của tổ chức đó. Ghi rõ và đầy đủ họ và tên người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức bị kiện đó. 

Trong trường hợp bạn không nhớ rõ nơi làm việc, cư trú hoặc trụ sở của bên bị kiện; thì có thể ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc; hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của bên bị kiện. 

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 5 của Nghị quyết 04/2017 thì địa chỉ “nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng”  được hiểu là địa chỉ người bị kiện đã từng làm việc, cư trú; hoặc có trụ sở mà người khởi kiện biết được gần nhất tính đến thời điểm khởi kiện. Địa chỉ này được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận; hoặc có những căn cứ khác để chứng minh.

3.4. Phần yêu cầu Tòa án

Ở phần này người khởi kiện cần phải trình bày những sự việc về tranh chấp đất đai của mình. Đó có thể là những vấn đề như: thời điểm bắt đầu diễn ra tranh chấp; nguyên nhân từ đâu dẫn đến mâu thuẫn tranh chấp đất đai. Cần nêu rõ vị trí cụ thể của mảnh đất đang xảy ra tranh chấp. Quá trình giải quyết tranh chấp trước khi khởi kiện ra Tòa án sẽ diễn ra như thế nào? Và quan điểm của các bên về vấn đề tranh chấp thửa đất đó ra sao? Để Tòa án có thể nắm được một cách khái quát và đầy đủ nội dung tranh chấp đất đai. 

Tiếp đó, người khởi kiện cần đưa ra những yêu cầu để Tòa án xem xét, giải quyết. Phần yêu cầu này nên viết ngắn gọn, nhưng phải đảm bảo được tính rõ ràng. 

Nhiều trường hợp người khởi kiện sau khi trình bày sự việc nhưng lại quên không có phần nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết. Hoặc có đưa ra yêu cầu nhưng lại rất chung chung, chồng chéo và không cụ thể. 

Việc xác định đúng yêu cầu trong đơn khởi kiện tranh chấp đất đai sẽ là một bước tiền đề, có ảnh hưởng tới quá trình giải quyết vụ án tranh chấp đất đai về sau này.

3.5. Phần danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo

Một phần rất quan trọng kèm theo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là phải có tài liệu, chứng cứ đi kèm để chứng minh cho những yêu cầu của người khởi kiện. 

Người khởi kiện cần ghi rõ tên những tài liệu đính kèm theo đơn đó gồm những tài liệu nào. Tài liệu nào bản chính thì phải ghi rõ là bản chính. Nếu có tài liệu bản sao thì phải ghi rõ bản sao. Số hiệu trên tài liệu, giấy tờ cần ghi rõ cơ quan nhà nước cấp tài liệu đó. 

3.6. Phần ký tên của người viết đơn

Cuối đơn cần có chữ ký hay điểm chỉ xác nhận của người làm đơn. 

Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ký hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện và ghi rõ họ tên. 

Đối với đối tượng khởi kiện là người chưa đủ tuổi vị thành niên; người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong vấn đề nhận thức và làm chủ hành vi; thì người đại diện hợp pháp của người đó sẽ là người ký tên, điểm chỉ và ghi rõ họ tên vào tờ đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

Nếu là cơ quan, tổ chức đứng ra khởi kiện, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan đó ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình; và có dấu đóng của cơ quan đó. 

Trong trường hợp người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận. Điều này căn cứ vào quy định tại điểm c, Khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng Dân sự. 

4. Tổng kết

Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn biết được mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai cũng như cách viết chúng. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào về đơn khởi kiện hãy liên hệ ngay với công ty luật Vietlink Law. Với đội ngũ Luật sư nhiều kinh nghiệm, có chuyên môn cao và tâm huyết trong nghề chắc chắn sẽ giúp bạn hài lòng. 

Bài viết liên quan