Cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Vietlinklaw > Tư vấn pháp luật  > Cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là một trong những thủ tục cần thiết của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Nếu không có chứng chỉ này, công ty có thể gặp một số khó khăn khi hoạt động. Đặc biệt là có thể đánh mất một số hợp đồng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về chứng chỉ này, bạn hãy dành ra một vài phút theo dõi bài viết của chúng mình hôm nay nhé!

1. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là một bản mô tả, đánh giá vắn tắt về một đơn vị/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Chứng chỉ năng lực tổ chức xây dựng được bộ xây dựng, sở xây dựng trực tiếp rà soát và đánh giá nhằm quy định hạn mức và lĩnh vực hoạt động nhất định cho một đơn vị cụ thể.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là sự công nhận hợp pháp của chính phủ về năng lực thi công, giám sát, quản lý của các doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực này. Nó là cách thể hiện trình độ chuyên môn, thế mạnh của các công ty trước khách hàng của mình. Đồng thời, nó có thể tránh các rắc rối về thủ tục pháp lý khi vận hành, quản lý, thi công công trình.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng 2

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Chính vì vậy, tất cả mọi doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đều phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng để tham gia đấu thầu, nghiêm thu quyết toán công trình hợp lệ. Chứng chỉ có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam và là điều kiện bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp xây dựng. Khoản 1 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực được quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:

  • Khảo sát xây dựng.
  • Lập thiết kế quy hoạch xây dựng.
  • Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
  • Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  • Thi công xây dựng công trình.
  • Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
  • Kiểm định xây dựng.
  • Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Như vậy, tổ chức hoạt động kiểm định xây dựng cũng thuộc phạm vi quy định tại Điều 83 và cần phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực “khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, thi công xây dựng công trình, tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình ” phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng”. Chính vì vậy, các tổ chức tham gia các hoạt động kiểm định xây dựng cần xin chứng chỉ năng lực theo quy định của pháp luật.

2. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ năng lượng hoạt động xây dựng thường gặp

  • Lĩnh vực thiết kế gồm:

+ Thiết kế, thẩm tra thiết kế công trình dân dụng

+ Thiết kế, thẩm tra thiết kế công nghiệp nhe

+ Thiết kế, thẩm tra thiết kế công trình giao thông

+ Thiết kế, thẩm tra thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật

+ Thiết kế, thẩm tra thiết kế công trình nông nghiệp & phát triển nông thôn

  • Lĩnh vực thi công:

+ Thi công công trình dân dụng

+ Thi công lắp đặt thiết bị công trình

+ Thi công công trình giao thông

+ Thi công công trình hạ tầng kỹ thuật

+ Thi công công trình nông nghiệp & phát triển nông thôn

+ Thi công xây dựng công trình công nghiệp

  • Lĩnh vực giám sát thi công:

+ Giám sát thi công công trình dân dụng

+ Giám sát thi công công công trình công nghiệp

+ Giám sát thi công công trình giao thông

+ Giám sát thi công công trình hạ tầng kỹ thuật

+ Giám sát thi công công trình nông nghiệp & phát triển nông thôn

  • Lĩnh vực tư vấn quản lý dự án:

+ Quản lý dự án dân dụng

+ Quản lý dự án giao thông

+ Quản lý dự án hạ tầng kỹ thuật

+ Quản lý dự án nông nghiệp & PTNT

  • Lĩnh vực khảo sát:

+ Khảo sát địa chất

+ Khảo sát địa hình

  • Lĩnh vực lập quy hoạch xây dựng

3. Điều xiện xin cấp Chứng chỉ Năng lực Xây Dựng của Tổ chức

  • Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;
  • Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.

4. Các hạng của Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 1

Đây là chứng chỉ được cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp có hợp đồng kèm biên bản nghiệm thu của ít nhất 1 hợp đồng xây dựng hạng 1 hoặc 2 hợp đồng xây dựng hạng 2 kèm theo quyết định phê duyệt dự án. (Thời điểm hợp đồng trước tháng 03/2016). Các cá nhân giữ chức vụ chủ nhiệm, chủ trì dự án phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp cộng với cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2

Đây là chứng chỉ cấp cho các công ty có ít nhất 1 hợp đồng xây dựng hạng 2 (hai) hoặc 2 hợp đồng xây dựng hạng 3 (ba) có chứng minh được quy mô cấp công trình rõ ràng. Kèm theo các cán bộ chủ chốt có chứng chỉ hành nghề phù hợp.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 3

Đây là chứng chỉ được cấp cho doanh nghiệp, tổ chức có đăng ký kinh doanh có mã ngành phù hợp và các cá nhân giữ chức vụ chủ nhiệm, chủ trì dự án phải chứng chỉ hành nghề + cán bộ kỹ thuât + công nhân kỹ thuật.

5. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

– Cục quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây Dựng cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1.

– Sở Xây Dựng cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2, 3

6. Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Hiện nay, thủ tục cấp chứng chỉ này được thực hiện theo quy định của Luật xây dựng năm 2014 Sửa đổi bổ xung năm 2020 và nghị định 15/2021/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

6.1. Chuẩn bị hồ sơ

Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực

Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực

  • Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
  • Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình);
  • Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc ( Chứng chỉ hành nghề và bằng đại học của nhân sự chủ chốt; bằng cấp và chứng chỉ của nhân sự chuyên môn.)
  • Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
  • Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II);
  • Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II);

Các tài liệu theo phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý.

6.2. Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ

Tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề nêu trên qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề

  • Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I.
  •  Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.

Bước 2. Xử lý hồ sơ

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, điều chỉnh hạng.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

Đối với tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng nhưng chưa có kết quả sát hạch thì thời hạn xét cấp chứng chỉ hành nghề được tính kể từ thời điểm có kết quả sát hạch.

Bước 3. Nhận kết quả

Người nộp hồ sơ nhận kết quả theo giấy hẹn.

7. Các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ năng lực 

  • Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực chấm dứt hoạt động xây dựng, giải thể hoặc phá sản;
  • Không còn đáp ứng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định;
  • Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực;
  • Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng chứng chỉ năng lực;
  •  Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ năng lực;
  • Chứng chỉ năng lực được cấp không đúng thẩm quyền;
  • Chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực;
  • Chứng chỉ năng lực được cấp khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

8. Trình tự thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra, trong đó, có kiến nghị thu hồi chứng chỉ năng lực hoặc khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong các trường hợp thu hồi chứng chỉ năng lực quy định tại khoản 2 Điều 58 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực; trường hợp không thu hồi thì phải có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân có kiến nghị thu hồi.

Cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực cho tổ chức bị thu hồi và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định.

Tổ chức bị thu hồi chứng chỉ năng lực phải nộp lại bản gốc chứng chỉ năng lực cho cơ quan ra quyết định thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi.

Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được chứng chỉ năng lực bị thu hồi.

Trường hợp tổ chức bị thu hồi chứng chỉ năng lực không nộp lại chứng chỉ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thu hồi ra quyết định tuyên hủy chứng chỉ năng lực, gửi cho tổ chức bị tuyên hủy chứng chỉ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.”

9. Các thông tin khác về chứng chỉ năng lực

9.1. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực

o          Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu;

o          Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định.

9.2. Thời hạn của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng 

Nghị định 100/2018/NĐ – CP có hiệu lực ngày 15/9/2018 quy định: “Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa là 10 năm”

Như vậy những chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cấp sau thời hạn có hiệu lực của nghị định 100/2018/NĐ- CP đều có thời hạn là 10 năm.

Quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục theo số điện thoại. 024.3769.0339, Hotline: 0914.929.086 hoặc hiên hệ tới Công ty Luật Vietlink theo địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.

 

Bài viết liên quan