Thủ tục hưởng chế độ khi gặp tai nạn lao động

Vietlinklaw > Tư vấn pháp luật  > Thủ tục hưởng chế độ khi gặp tai nạn lao động

Thủ tục hưởng chế độ khi gặp tai nạn lao động

Thủ tục hưởng chế độ khi gặp tai nạn lao động

Thủ tục hưởng chế độ khi gặp tai nạn lao động cho người lao động là quy định không hề mới; nhưng vẫn gây không ít sự bối rối cho chủ doanh nghiệp lẫn người lao động mỗi khi có sự cố xảy ra. Đó là vì những thay đổi liên tục về chính sách và quy định pháp luật trong thời gian gần đây. Dưới đây là bài viết sẽ giúp người lao động hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Tai nạn lao động là gì?

Các căn cứ pháp lý: 

– Bộ luật lao động 2019
– Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

Căn cứ  Điều 142 “Bộ luật lao động 2019” có quy định về tai nạn lao động như sau:

“1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận nào, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động; xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”

Tai nạn lao động đã có quy định rất rõ ràng trong Bộ luật Lao động 2019

Tai nạn lao động đã có quy định rất rõ ràng trong Bộ luật Lao động 2019

Như vậy, theo quy định trên để được xem là tai nạn lao động thì tai nạn đó phải là trong quá trình lao động; gắn liền với thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động và mọi vụ tai nạn lao động đều phải được khai báo; lập biên bản và báo định kì theo quy định pháp luật.

2. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Căn cứ Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

“Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

Những điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động

Những điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động

2.1. Bị tai nạn 

Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép; bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc; hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2.2. Suy giảm khả năng lao động 

Suy giảm khả năng lao động 5% trở lên do bị tai nạn quy định khoản 1 Điều này

Như vậy khi người lao động bị tai nạn lao động muốn hưởng chế độ thì phải thuộc một trong các trường hợp sau:

– Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc tức là vụ việc tai nạn đó gắn với công việc và nhiệm vụ được phân công

– Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động: Công việc đó phải liên quan đến thực hiện công việc theo HĐLĐ

– Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại. (Trường hợp này người lao động phải đi xuyên suốt không gián đoạn, đi và về thuần túy; đoạn đường đi thuận tiện nhất, gần nhất và người lao động đi thường xuyên nhất).

– Trong lúc ngừng việc, nghỉ giữa ca. (Nghỉ ăn ăn trưa, nghỉ giải lao mà bị tai nạn)

Tuy nhiên khi đã đáp ứng được một trong các điều kiện trên; thì người lao động còn phải đáp ứng được điều kiện là bị suy giảm khả năng lao động là 5%. Và không thuộc trường hợp tai nạn do mâu thuẫn cá nhân không liên quan đến công việc; do tự ý hủy hoại sức khỏe bản thân; sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác.

3. Thủ tục hưởng chế độ khi gặp tai nạn lao động

Thủ tục hưởng chế độ khi gặp tai nạn lao động

Thủ tục hưởng chế độ khi gặp tai nạn lao động

Căn cứ Điều 57 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015; từ ngày 1/7/2016 trở đi thì hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội

– Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tại nạn lao động đối với trường hợp nội trú.

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ lao động – Thương binh xã hội.

4. Thời gian giải quyết

Căn cứ Điều 59 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

“1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày; kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật này.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Như vậy sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ từ người lao động thì trong thời hạn 30 ngày; người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động cho cơ quan bảo hiểm xã hội; và trong gian 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ giấy tờ từ người sử dụng lao động thì phải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động cho người lao động; nếu bên cơ quan bảo hiểm không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Tổng kết

Tai nạn là một điều không thể lường trước trong cuộc sống. Đặc biệt là trong môi trường làm việc; thì nguy cơ này tiềm ẩn càng cao. Chính vì thế, bộ Luật Lao Động đã có ban hành một số quy định và chế độ để có thể đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Hiểu được việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi xảy ra tai nạn là rất quan trọng. Đến với công ty Luật Vietlink, bạn sẽ được lắng nghe và giải đáp toàn bộ những vướng mắc và các vấn đề đang gặp phải. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn nhanh và kịp thời nhất.

Quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn:

================

Công ty Luật Vieltink

▪ Địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội

▪ Hotline: 0914.929.086

▪ Emailhanoi@vietlinklaw.com

▪ Website: vietlinklaw.com

Bài viết liên quan