Thủ tục giải quyết tranh chấp về lối đi chung

Vietlinklaw > Tin tức  > Thủ tục giải quyết tranh chấp về lối đi chung

Thủ tục giải quyết tranh chấp về lối đi chung

Tranh chấp về lối đi chung

Tranh chấp về lối đi chung là vấn đề khá phức tạp khi nó còn liên quan đến vấn đề tình làng nghĩa xóm, láng giềng hay mối quan hệ họ hàng. Tuy nhiên, khi có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình về lối đi chung thì vẫn phải nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết. Vậy thủ tục giải quyết tranh chấp về lối đi chung được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Vietlink Law sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều đó.

1. Quy định của pháp luật về tranh chấp về lối đi chung

Giải quyết tranh chấp về lối đi chung theo Luật Dân sự năm 2015 được quy định như sau:

 “1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi”.

Giải quyết tranh chấp về lối đi chung đã được quy định tại Luật Dân sự năm 2015

Giải quyết tranh chấp về lối đi chung đã được quy định tại Luật Dân sự năm 2015

Như vậy, quy định về lối đi chung được phép áp dụng về quyền về lối qua. Có nghĩa là chỉ khi nào chủ sở hữu bất động sản đó không có lối đi riêng thông ra đường công cộng và việc mở lối đi qua đất của người khác là giải pháp cuối cùng để có thể ra đến đường công cộng. Khi mà chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi những bất động sản khác thì có quyền yêu cầu mở lối đi qua đất của họ và người được yêu cầu phải chấp thuận điều đó.

Nếu trong trường hợp người đề nghị mở lối đi qua đất nhà mà không bị vây bọc toàn bộ, tức là vẫn còn có con đường khác để đi ra đường công cộng thì việc yêu cầu sẽ không có cơ sở để chấp thuận. Dù chủ sở hữu bất động sản kia dù có phải đi ngõ vòng nhiều tới đâu nhưng nếu như vẫn có lối đi công cộng thì vẫn không có quyền yêu cầu mở lối đi chung.

Bên cạnh đó, luật giải quyết tranh chấp về lối đi chung, mở lối đi cũng đã có những quy định rõ ràng về quyền-nghĩa vụ của chủ sở hữu yêu cầu mở lối đi và chủ sở hữu được yêu cầu mở lối đi chung nhằm giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của đôi bên như sau:

Người chủ sở hữu được hưởng quyền về lối đi chung thông qua bất động sản của người khác phải tiến hành đền bù cho chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu thì chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành ra một lối đi cần thiết cho người phía trong có thỏa thuận về vị trí, giới hạn chiều cao, chiều dài của lối đi thuận tiện, hạn chế gây phiền hà cho các bên mà không phải đền bù.

Ví dụ: tranh chấp về lối đi chung cả nhà khi 1 mảnh đất được chia ra làm 4 nhưng 1 một mảnh đất lại không có lối đi thì cần phải mở thêm một lối đi riêng mà không cần đền bù cho các chủ sở hữu đất khác.

Tranh chấp về lối đi chung là vấn đề thường xuyên xảy ra

Tranh chấp về lối đi chung là vấn đề thường xuyên xảy ra

Như vậy hướng để giải quyết tranh chấp về lối đi chung như sau: Nếu chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác và chỉ có con đường duy nhất để có thể đi đến đường công cộng là mở lối đi thông qua đất của người khác. Đối với trường hợp này sẽ cần mở một lối đi chung tiện và hạn chế đến mức ít nhất gây ra sự phiền hà cho chủ sở hữu bất động sản có mở lối đi và sẽ có đền bù theo thỏa thuận.

Trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận được về cách giải quyết tranh chấp về lối đi chung thì có thể xin tư vấn hoặc tiến hành làm đơn khởi kiện tranh về chấp lối đi chung đến các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

2. Thủ tục giải quyết tranh chấp về lối đi chung

Tranh chấp về lối đi chung được chia thành nhiều loại, mỗi vụ việc lại có những tình tiết khác nhau. Tuy nhiên dạng tranh chấp phổ biến nhất vẫn là người sử dụng đất phía ngoài không đồng ý cho người sử dụng ddaadt bị bao bọc bên trong mở một lối đi chung.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 254 của Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu như có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu đến các Tòa án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

2.1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Theo khoản 2 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ để khởi kiện bao gồm:

– Đơn khởi kiện theo mẫu.

Mẫu đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật

Mẫu đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật

– Các giấy tờ có liên quan như hộ khẩu, thẻ căn cước công dân hay chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn có giá trị sử dụng.

– Chứng cứ, danh mục tài liệu kèm theo đơn khởi kiện (bao gồm sơ đồ, bản trích đo địa chính, bản chụp thể hiện bất động sản đã bị vây bọc và không có lối đi chung).

2.2. Tiến hành nộp đơn khởi kiện

– Căn cứ vào Điều 26, 35, 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện tiến hành nộp đơn tại Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi mà bị đơn cư trú, ngoại trừ trường hợp các đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết.

– Về hình thức nộp đơn:

Người khởi kiện có thể nộp đơn bằng một trong những hình thức dưới đây:

+ Người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án;

+ Gửi đến Tòa án thông qua đường dịch vụ bưu chính;

+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Người khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại Tòa án

Người khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại Tòa án

2.3. Nhận, xử lý đơn khởi kiện và thụ lý đơn

– Nhận và xử lý đơn khởi kiện

Căn cứ vào điều 191 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Thẩm phán tiến hành xem xét đơn khởi kiện và đưa ra một trong những quyết định sau:

+ Yêu cầu sửa đổi và bổ sung đơn khởi kiện.

+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án thông qua thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu như vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn.

+ Chuyển đơn khởi kiện cho phía Tòa án có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khởi kiện nếu như vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu như vụ việc đó không nằm trong thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

– Thụ lý đơn khởi kiện

Sau khi nhận đơn khởi kiện và các chứng cứ, danh mục tài liệu kèm theo, nếu như xét thấy vụ án nằm trong thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ phải thông báo ngay cho người khởi kiện để biết họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

+ Thẩm phán dự tính ra số tiền tạm ứng án phí, sau đó ghi vào giấy báo rồi giao cho người khởi kiện để họ đến nộp tiền tạm ứng án phí.

+ Trong thời hạn là 07 ngày, tính từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án, người khởi kiện phải tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

+ Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện đã nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

+ Trong trường hợp người khởi kiện không phải nộp tiền hoặc được miễn tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo.

2.4. Chuẩn bị xét xử và tiến hành xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được quy định là 04 tháng

Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được quy định là 04 tháng

– Thời hạn chuẩn bị xét xử: Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp về lối đi chung được quy định là 04 tháng. Đối với những vụ việc phức tạp được gia hạn là không quá 02 tháng (tổng cộng là 06 tháng); nếu như không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thì Tòa án sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử (theo Điều 203 của  Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

– Trong gia đoạn này Thẩm phán tiến hành thực hiện các nhiệm vụ theo quy định nhưng quan trọng nhất phải là hòa giải và giao nộp chứng cứ.

– Trong thời hạn 01 tháng, tính từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì Tòa án phải mở phiên tòa; Trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

– Sau khi có bản án sơ thẩm thì các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu có căn cứ theo quy định.

Trên đây là những thông tin về cách giải quyết tranh chấp về lối đi chung bằng hình thức khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Nếu có nhu cầu hãy liên hệ ngay với Vietlink Law để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo số điện thoại. 024.3769.0339, Hotline: 0914.929.086 hoặc hiên hệ tới Công ty Luật Vietlink theo địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, P. Giảng Võ, Q. Ba Đình, Hà Nội.

 

Related Posts